14 Cách Đặt Tên Sản Phẩm – Ai Bán Hàng Online Cũng Nên Biết

Cùng tham khảo các cách đặt tên sản phẩm sao cho có nhiều tương tác / lượt xem nhất. Nếu bạn đang là một người bán các dịch vụ online thì không nên bỏ qua bài viết này.

Bán hàng online là gì?

  • Ngày nay với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, bất kỳ ai cũng có thể trở thành 1 saler. Các hình thức bán hàng online phổ biến hiện nay là bán dịch vụ du lịch, bán các sản phẩm handmade trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) hoặc thậm chí là bán những thứ đắt tiền như nhà cửa, oto, xe máy…
  • Ngoài loại hình bán trên còn có thể bán những dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, làm đẹp, dịch vụ vệ sinh nhà cửa, dịch vụ làm thuê …vv nói chung không có gì không thể bán được, miễn nó không vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng.
  • Với việc ngày nay ai cũng dễ dàng sở hữu các thiết bị kết nối internet và các gói cước ngày càng rẻ thì các saler có thể tác nghiệp bất cứ nơi đâu. Có thể vừa đi du lịch vừa đăng bài bán hàng, hoặc có những công ty họ cho nhân viên về nhà làm từ xa – một hình thức giao dịch lao động online.

Cách đặt tên sản phẩm đúng cách sẽ giúp gì cho bán hàng online?

  • Đặt tên cho sản phẩm giống như đặt tên cho con, nó sẽ ảnh hưởng đến đọ viral của sản phẩm. Tên quá chung chung sẽ không gây ấn tượng hoặc tên không có gợi mở về sản phẩm cũng sẽ khiến cho khách hàng tiềm năng dễ dàng bỏ qua.
  • Tên quá dài quá khó đọc cũng sẽ không giúp gì cho sản phẩm vì khách sẽ khó chịu dẫn đến bỏ qua luôn mặc dù sản phẩm của bạn có tốt có giá rẻ đến mấy.

Liệt kê 14 tiêu chí / cách đặt tên sản phẩm chuẩn SEO:

  • Tiêu chí đầu tiên chắc chắn là tính dễ đọc, tên sản phẩm không được chứa các ký tự đặc biệt hoặc các icon / biểu tượng.
  • Tiêu chí thứ hai là tên sản phẩm phải có từ khoá khơi gợi về sản phẩm. VD nếu bạn bán tour du lịch Nha Trang, thì bạn phải đặt tên sản phẩm có từ khoá “du lịch Nha Trang” chứ không thể đặt từ khoá kiểu “du lịch Đà Nẵng” được.
  • Tiêu chí thứ 3 là độ dài của tên sản phẩm, không quá ngắn (sẽ không đầy đủ thông tin để truyền tải cho khách hàng tiềm năng) hoặc quá dài (không phù hợp với CEO và cũng dễ gây nhàm chán cho khách). Theo kinh nghiệm của mình thì tên sản phẩm (tiêu đề bài viết) không nên dài quá 80 ký tự. kể cả ký tự trắng.
  • Tiêu chí thứ 4 là dễ nhớ dễ nhận diện. Bạn đặt tên làm sao cho ai cũng biết sản phẩm này là cái gì và nó thuộc thương hiệu nào. VD đặt tên tour du lịch Nha Trang thì “Tour 3 đảo Nha Trang – Đảo Du Lịch Travel” sẽ đầy đủ những yếu tố như dễ nhớ “tour 3 đảo Nha Trang”, dễ nhận diện “Đảo Du Lịch Travel”.
  • Tiêu chí thứ 5 là đặt tên sản phẩm sao cho dễ gây ấn tượng nhất khi đọc. VD bạn bán sản phẩm là tour du lịch 3 đảo Nha Trang, thì đặt tên để gây ấn tượng có thể thêm tiền tố “nhiều người lựa chọn nhất” vào tên. VD: Tour du lịch 3 đảo Nha Trang – Đảo Du Lịch Travel – Nhiều người lựa chọn nhất!”
  • Tiêu chí thứ 6 là đặt tên theo những từ ngữ thông dụng / tên sản phẩm thông dụng / nhãn hiệu thông dụng. Kiểu đặt tên này có thể hơi giống việc nhái sản phẩm nhưng thực chất nó lại không hề giống bởi sản phẩm có thể không cùng loại chỉ mượn cái tên sao cho gần giống thôi. VD tên sản phẩm là “Nước mắm Tam Ngư” nghe gần giống với sản phẩm rất nổi tiếng là “Nước mắm Nam Ngư”.
  • Thứ 7 là đặt tên sản phẩm nên kèm tiền tố địa lý, trong ví dụ “Tour du lịch Nha Trang” thì “Nha Trang” chính là tiền tố địa lý. Nếu bạn đặt chung chung kiểu “Tour du lịch” thì khách muốn mua dịch vụ Nha Trang họ chưa chắc đã biết là bạn bán sản phẩm phù hợp với họ. Tương tự với các sản phẩm khác như “Bánh mỳ cay Hải Phòng” “Phở bò Nam Định”…vv
  • Tiêu chí thứ 8 là đặt tên sản phẩm bằng tiếng Anh, cách đặt này có ưu điểm là sẽ thu hút chú ý của khách nhưng nhược điểm là chỉ khách biết tiếng Anh họ mới để ý.
  • Tiêu chí thứ 9 là đặt tên sản phẩm kèm với những từ ngữ mang tính tích cực như PHÁT TÀI, ĐẠI THẮNG, PHÁT, LỘC, BẢO (VD các tên có sẵn trên thị trường Bảo Hiểm Bảo Việt, Điện máy Hoà Phát, Tân Hiệp Phát…)
  • Tiêu chí thứ 10 là đặt tên có những ký tự là số. VD: PT200, Toàn Cầu 68, Nhất đất 39…vv
  • Tiêu chí thứ 11 là đặt tên láy theo những từ dễ. VD: TikTok, Zozo, cốc cốc…
  • Tiêu chí thứ 12 là đặt tên theo chơi chữ. VD: Redbull (với thương hiệu nước tăng lực có hai con bò đỏ húc nhau), Uniqulo (theo nghĩa là độc đáo, duy nhất)…
  • Tiêu chí thứ 13 là đặt tên theo nguồn gốc / theo người phát minh ra sản phẩm / nhãn hiệu. Điển hình kiểu này có thể kể đến như thương hiệu Honda (lâý theo tên nhà sáng lập Soichiro Honda), Walt Disney (ông chủ kiêm nhà sáng lập tên Walter Elias Disney).
  • Tiêu chí cuối cùng thứ 14 là đặt tên theo những từ ngữ thông dụng trong cuộc sống. VD: trình duyệt CỐC CỐC, Trà Cozy, Mỳ Hảo Hảo, Trà xanh 0 độ…

Nhũng điều cần chú ý về cách đặt tên sản phẩm:

  • Mỗi một cái tên / thương hiệu đều cần tránh trùng lặp với các sản phẩm đã có từ trước, nếu không bạn có thể bị vi phạm về bản quyền sở hữu trí tuệ. Hãy tìm hiểu thật kỹ về cái tên mình muốn đặt xem có trùng với của ai đó đã đăng ký sở hữu bản quyền chưa.
  • Có những cách gọi tên sản phẩm sẽ không phải so sánh trùng vì bản thân các tên này không ai có quyền đăng ký độc quyền. VD như “Phở bò” hay “Tour du lịch Nha Trang” thì không cá nhân hay tổ chức nào có thể sở hữu bản quyền.
  • Tên sản phẩm / thương hiệu là nơi đầu tiên khách tiếp cận, nên nó phải đầy đủ các tính chất mô tả hoặc khơi gợi về sản phẩm, tránh đặt lan man nhưng cũng không nên đặt tên cụt lủn.
  • Tên sản phẩm có thể áp dụng cho một thương hiệu, tuỳ cách bạn vận dụng.
  • Đối với các sản phẩm có tính cạnh tranh càng cao thì tên sản phẩm càng phải được tối ưu về mô tả.

Thông tin tham khảo thêm:

Đánh giá bài này

Viết một bình luận