20 Kiểu Lừa Đảo Online Cập Nhật Mới Nhất

Hiện tại mạng internet phát triển mạnh mẽ, mọi thứ bạn có thể mua bán giao dịch online mà không cần phải đến cửa hàng truyền thống. Nhưng đi kèm với nó là sự nở rộ của các scamer chuyên lừa đảo online.


Liệt kê các dạng lừa đảo online:

  1. Lừa đảo mua bán dịch vụ, giả làm người bán hàng bán hàng với giá rẻ để tạo lòng tham gây mất cảnh giác. Loại này thường là bắt cọc một khoản tiền trước khi ship hàng hoặc cũng có thể bắt chuyển khoản trước. Sau khi người mua chuyển khoản xong thì nó block. Loại scamer này đa dạng, đầu tư tài khoản facebook với tương tác như thật, đầu tư cả website đầy đủ thông tin rõ ràng. Nhưng khi xong việc là mọi thứ nó sẽ xoá hết.
  2. Lừa đảo từ thiện, lợi dụng hình ảnh thương tâm của người khác rồi xin xỏ hỗ trợ. Tử thiện nếu có hãy đến tận nơi hoặc thông qua UBMTTQ Việt Nam.
  3. Giả danh Việt kiểu hoặc quốc tịch nước ngoài mua hàng hoá dịch vụ ở Việt Nam, khi thanh toán gửi link fake các dịch vụ chuyển tiền quốc tế (Western Union..vv). Các đường link nhìn có vẻ như thật nhưng tinh ý mới nhận ra.
  4. Giả danh người nước ngoài kết bạn làm quen rồi hứa hẹn cho quà hoặc tình cảm ..v…v. Cuối cùng là nó sẽ gửi quà hoặc tiền về cho bạn nhưng bị kẹt ở hải quan sân bay, rồi sẽ có đứa giả danh nhân viên hải quan gọi cho bạn để hối thúc đóng thuế các kiểu để sớm nhận được quà của người bạn nước ngoài.
  5. Chuyên vào các hội nhóm du lịch hoặc mua bán rồi hỏi mua thứ này thứ kia, nhưng khi người bán hàng nhắn tin inbox thì dẫn vào các nhóm zalo/telegram. Khi bạn vào những nhóm zalo/telegram đó thì sẽ có 1 đội đông đảo nhắn tin seeding theo một kịch bản nào đấy, vd đầu tư phái sinh, mua này mua kìa, truy cập website nào đó…Nhìn chung là không tốt đẹp gì, nếu bạn có lòng tham thì rất dễ bị dính.
  6. Đăng tuyển công việc hấp dẫn rồi gửi link web thông tin tham khảo. Nhưng các link này nó sẽ na ná link các website/mxh nổi tiếng với giao diện y hệt. Chỉ có điều sẽ bắt bạn đăng nhập. Hôm qua mình mới được một bạn trên facebook báo cáo cái này, ban đầu mình nhìn link cũng chưa nhận ra ngay nhưng về sau thấy sự khác biệt. Vd link cua Facebook là https://facebook.com/tuyen-dung/ thì link của bọn lừa đảo sẽ là https://faecbook.com/tuyen-dung/, chỉ hoán đổi 2 chữ nên nhìn thoáng qua là không kịp phân biệt (chữ e và c đổi chỗ cho nhau). Loại này thực ra đã có từ lâu nhưng trước scamer hay dùng dạng domain free với tên facebook ở phần phụ, vd như https://web.ly/facebook.com/….
  7. Giả mạo người khác để bán dịch vụ. Scamer sẽ clone 1 acc facebook y hệt từ cover/profile đến timeline có tương tác…Thường scamer sẽ chọn những người có uy tín để dễ lừa những người bất cẩn không kiểm tra xác thực tài khoản real hay fake.
  8. Giả danh các tổ chức tín dụng hoặc cá nhân để cho vay tiền mà không cần xác minh hay chứng minh tài chính. Thường tâm lý người đang cần tiền rất sở hở dễ bị lợi dụng, scamer sẽ lợi dụng tâm lý này để lấy cắp các thông tin cá nhân, còn sau đó scamer dùng thông tin cá nhân làm gì thì có trời mới biết được.
  9. Giả danh ngân hàng gọi điện tư vấn chăm sóc các dịch vụ đáo rút thẻ hoặc nâng hạn mức vay…vv. Rồi khi dính bẫy nó sẽ yêu cầu gửi otp cho nó và khả năng cao là tiền trong tài khoản không cánh mà bay.
  10. Lôi kéo làm nhiệm vụ thưởng tiền. Nó sẽ cho bạn được thưởng tiền thật ở vài nhiệm vụ đầu, sau đó dụ dỗ đóng thêm tiền để làm nhiệm vụ cao cấp với phần thưởng lớn hơn, ai loá mắt nảy lòng tham thì coi như xong.
  11. Cũng là dạng giả danh nhà tuyển dụng nhưng là tuyển dụng các vị trí như trực page, dịch văn bản, mang hàng về nhà làm, ctv online, làm thêm mẹ bỉm sữa…với mức lương hấp dẫn. Và khi bạn làm xong đến khúc nhận tiền lương thì bắt buộc bạn phải gửi thông tin ngân hàng cho scamer.
  12. Lừa đảo book vé máy bay. Do quy trình book vé các hãng cho phép xuất code chờ trong thời gian nhất định. Thường scamer sẽ bán giá rẻ hơn cả web hãng với lý do vé seri, vé thưởng…xuất code trước cho bạn check xong mới cần chuyển khoản. Và khi bạn chuyển khoản xong thì code vé kia hết thời gian giữ code sẽ tự động huỷ và bạn sẽ được ra sân bay để ngắm máy bay rồi quay về.
  13. Giả danh shiper đến giao hàng (mà làm sao chúng nó biết thông tin khách thì cũng tài), nếu bạn không có nhà thì sẽ phải chuyển khoản để nhận hàng. Sau đó nó sẽ nói là nó đưa bạn nhầm số tài khoản, bạn đã chuyển khoản vào tài khoản trừ tiền tự động của app giao hàng nên mỗi tháng sẽ bị tự động trừ một khoảng tiền abcxyz nào đấy. Rồi nó bảo cái này mất phí để huỷ bỏ giao dịch…vv
  14. Hack tài khoản rồi giả mạo người thân bạn bè để vay mượn tiền. Cách này là sau khi chiếm đoạt được tài khoản thì scamer sẽ nhắn tin cho danh sách bạn bè để lừa đảo.
  15. Giả danh cơ quan công an để thông báo bạn dính đến một vụ án nào đó và yêu cầu bạn cung cấp thông tin cá nhân để phối hợp điều tra. Lưu ý rằng cơ quan công an sẽ có giấy triệu tập làm việc trực tiếp chứ không gọi qua điện thoại.
  16. Giả vờ chuyển nhầm tiền vào tài khoản của bạn sau đó yêu cầu trả lại kèm mức lãi cao, nếu không trả sẽ bị khủng bố đe doạ các kiểu.
  17. Thông báo trúng thưởng lớn bằng tiền hoặc hiện vật, sau đó yêu cầu bạn phải đóng phí để nhận thưởng.
  18. Lừa hỗ trợ lấy lại tiền bị lừa đảo hoặc tiền bị treo online. Nếu bị lừa đảo chỉ có 1 cách duy nhất là báo công an thôi nhé bạn.
  19. Lừa đảo visa miễn thị thực xuất khẩu lao động. Nếu muốn làm visa hãy chọn một nơi đàng hoàng uy tín. Còn xuất khẩu lao động hãy tìm hiểu những đầu mối cty được cấp phép xuất khẩu lao động.
  20. Kêu gọi đầu tư vào các sàn tiền ảo với lời hứa an toàn mà lợi nhuận cao kèm cam kết rút vốn lúc nào tuỳ ý. Các dạng này hiện tại pháp luật Việt Nam chưa có quy chế để bảo vệ nên nếu sàn ảo đóng cửa thì bạn chỉ còn đúng cái nịt.

Vậy làm thế nào để không bị dính lừa đảo online?

  • Luôn xác minh người đang giao dịch có phải chính chủ hay không? Có uy tín hay không bằng việc xem timeline người đó xem tương tác thật hay giả. Trường hợp cấp thiết thì nên đến tận nơi giao dịch hoặc check bằng video call và chuyển khoản vào tài khoản công ty hoặc tài khoản trùng với tên facebook.
  • Không bao giờ nhấn vào những link lạ không chính thống, để ý kỹ xem link có phải link giả mạo hoặc dạng link free mà bọn lừa đảo hay dùng hay không.
  • Nếu được hãy tìm các bên trung gian uy tin để giao dịch, các trung gian này thường sẽ lấy một khoản phí tượng trưng 10-20k/giao dịch.
  • Khi bị lừa đảo chỉ nên khai báo với công an và không tin vào bất kỳ ai có thể lấy được lại tiền kẻo lại mất lần 2.
  • Check CCCD, video call, tài khoản ngân hàng trùng tên chính chủ chỉ là một trong những yếu tố an toàn, tuỳ vào từng trường hợp bạn nên chủ động check thêm những thông tin khác.
  • Quan trọng nhất là đừng vì lòng tham mà lơ là kiểm tra xác thực đối phương.

Khi bị lừa đảo online thì nên làm gì?

Mình nhắc lại lần nữa, chỉ có 1 cách duy nhất là báo ngay cho công an!

Viết một bình luận