Cảnh Báo Chiêu Trò Lừa Đảo Mua Bán Vé Máy Bay 2024

Sắp đến mùa vé máy bay tết rồi nên Đảo Du Lịch lên bài cảnh báo chiêu trò lừa đảo mua bán vé máy bay để mọi người cùng đề phòng cảnh giác.

Các hình thức mua bán vé máy bay hiện nay:

  1. Mua vé trực tiếp từ quầy bán vé của các hãng hàng không.
  2. Mua vé trực tiếp từ văn phòng của các đại lý, công ty du lịch.
  3. Mua vé trực tuyến qua website bán vé chính hãng của các hãng hàng không.
  4. Mua vé trực tuyến qua website/app bán vé của các đơn vị OTA như Traveloka, Booking(com), Agoda…
  5. Mua vé máy bay trực tuyến thông qua các website bán vé máy bay như: Abay, Gotadi, Flynow…hình thức này thực ra giống với mục 4 nhưng được tách ra là có lý do mình sẽ giải thích bên dưới.
  6. Mua qua các cá nhân trên Facebook, các fanpage của các công ty và đại lý du lịch.

Nên mua vé máy bay theo hình thức nào cho an toàn:

  • Mua qua các phương thức từ 1 đến 3 là sẽ an toàn.
  • Mua qua các OTAs nổi tiếng như Traveloka, Booking(com) cũng an toàn nhưng đầy phiền toái nếu bạn cần thay đổi thông tin vé, hoàn huỷ, bảo lưu…Nhất là trường hợp ra đến sân bay mà gặp sự cố là 99% chỉ có mua vé mới vì tổng đài của các kênh này hỗ trợ rất lâu hoặc gần như không có hỗ trợ tức thì.
  • Mua qua các website bán vé máy bay chuyên dụng (chỉ bán vé máy bay) như Abay, Gotadi, Flynow…thì khâu hỗ trợ có đỡ hơn các OTAs nhưng hỗ trợ tức thì khi có sự cố cũng chậm. Kênh này an toàn và hoàn huỷ nhanh.
  • Rủi ro cao nhất là kênh số 6: mua online trên facebook qua các cá nhân hoặc page của công ty đại lý du lịch. Ưu điểm là sẽ được hỗ trợ tức thì nhanh, hoàn huỷ thay đổi thông tin cũng nhanh.

Liệt kê các hình thức lừa đảo mua bán vé máy bay:

  1. Lập website giả mạo: giả mạo từ domain cho đến giao diện ý như trang web của công ty uy tín. Thậm chí có cả hotline và số tài khoản nhận tiền cũng na ná luôn. Vd website dulichlienvien . com thì fake bằng dulichlienviet . com . vn…số tài khoản thì cũng na ná như Cty cp dịch vụ liên việt (miễn có chữ liên việt). Loại này tinh vi phức tạp nên cũng hiếm những không phải là không có nên khi giao dịch mua vé bằng hình thức này hãy check thật kỹ, kể cả gọi điện kiếm tra và tra cứu google thông tin công ty cũng nên làm.
  2. Lập Page Facebook giả mạo page của các công ty uy tín: loại này rất phổ biến do việc tạo page trùng tên quá đơn giản không ai kiểm soát được. Ngay cả số lượng follow và like cũng có thể mua sao cho giống, logo + banner + bài viết thì chỉ việc copy paste. Nếu phải mua vé qua page facebook bạn hãy check thật kỹ thông tin công ty, chỉ chuyển khoản vào tài khoản tên công ty trên page, check đăng ký kinh doanh và call video. Nếu bạn tinh ý một chút thì theo dõi timeline của page xem là thật hay giả là biết ngay. Page xịn có lịch sử hoạt động lâu dài, tương tác đa dạng đúng của người dùng…
  3. Rao bán vé máy bay giá rẻ bằng các tài khoản mạo danh hoặc clone. Loại hình này là phổ biến nhất, đặc điểm là đánh vào lòng tham của người mua bán vé máy bay với giá rẻ và lý do rất thuyết phục. Sau đó tạo những hoàn cảnh bắt buộc phải chốt sớm thì mới được giá tốt này nọ. Phòng tránh loại này thì nên vào các hội nhóm uy tín và check uy tín, kể cả khi check uy tín thì cũng nên check video call có cầm cccd và chỉ giao dịch vào tài khoản của công ty. Tuyệt đối không giao dịch chuyển khoản với tài khoản ngân hàng không đúng với tên tài khoản facebook.
  4. Xuất code vé chưa thanh toán: loại hình này cũng khá nhiều người bị dính. Thường khi giao dịch với các cá nhân thì trường hợp quen biết họ mới xuất code vé trước cho bạn, sau khi có code vé thì bạn mới chuyển khoản. Còn trường hợp không quen không uy tín tự nhiên cho xuất code vé trước mới thu tiền thì bạn phải đề phòng. Các hãng hàng không đều có chế độ xuất code vé trước để khách hàng có thể thanh toán trong một thời gian nhất định thì code vé mới được coi là hợp lệ. Khi mua vé hãy lưu ý check code vé xem code này đã thanh toán chưa kẻo lại bị ra sân bay mà không được bay là dở.
  5. Một hình thức nữa mình chưa thấy (có thể có khách bị rồi) nhưng sớm muộn nó cũng sẽ xuất hiện, đó là cài app. App này là app spy thông tin, một khi cài đặt là nó sẽ dò được hết thông tin trong máy bạn và tự thao tác app ngân hàng…Lý do để bị dụ thì có thể là cài app để mua vé rẻ, để hoàn tiền…vv

Vậy làm sao để phòng tránh chiêu trò lừa đảo mua bán vé máy bay:

  • Luôn chọn những kênh uy tín mà mình có liệt kê bên trên.
  • Trường hợp không mua qua các kênh uy tính chính hãng thì nên ưu tiên giao dịch với các tài khoản ngân hàng đứng tên công ty.
  • Luôn check pháp nhân DKKD/MST.
  • Videl call + cầm CCCD để lưu lại sau này nếu cần.
  • Check uy tín các nhân / công ty đại lý bán vé trên các nhóm facebook nếu được.
  • Khi có code vé hãy gọi check qua hotline hãng. Đối với những hãng quốc tế họ sẽ có kênh hỗ trợ online trên web.
  • Không tham vé rẻ, mỗi một vé các cá nhân / công ty đại lý du lịch chỉ lãi rất ít dưỡi 100k / vé nên không có chuyện ai đó chào bán vé giá hời cho bạn mà là thật (trừ vé đoàn vé seri).

Thông tin tham khảo thêm:

Đánh giá bài này

Viết một bình luận