Thế Nào Là Một Website Chuẩn Seo 2024?

Nếu bạn đang có ý định tạo một website cho cá nhân hoặc công ty thì việc tìm hiểu thế nào là một website chuẩn SEO khá quan trọng vì nó ảnh hưởng đến hiệu quả.

Tại Sao Cần Chuẩn Seo

  • Bạn tạo website để buôn bán hoặc làm thương hiệu thì điều chắc chắn bạn quan tâm là làm sao có nhiều người biết đến các nội dung trong website của bạn.
  • Tạo website xong viết bài vẫn chưa đủ, vì có hàng ngàn đối thủ cạnh tranh cũng tạo website và viết bài nên đôi khi website của bạn quá yếu nên sẽ không được các công cụ tìm kiếm đánh giá cao dẫn đến vị trí hiển thị rất thấp, trang 3 của kết quả tìm kiếm coi như vứt đi rồi.
  • Các công cụ tìm kiếm phổ biến hiện này như Google, Bing, Yandex, Baidu, Yahoo…đều có một thuật toán đánh giá điểm để xếp hạng vị trí hiển thị website trong bảng kết quả tìm kiếm (trường hợp chạy ads nằm ngoài phạm vi bài này). Nếu điểm xếp hạng của bạn thấp dẫn đến hiển thị vị trí quá thấp nên khách hàng tiềm năng không biết đến bạn, hay nói ngược lại website của bạn là đồ bỏ đi.
  • Nền tảng website phổ biến nhất hiện nay là WordPress với các theme đã sẵn có những tuỳ chọn về chuẩn seo, bạn có thể cài đặt và website của bạn đã đủ tiêu chuẩn nhưng đôi khi không hẳn là theme nào đó sẽ đầy đủ và chuẩn SEO, bởi vậy bạn hãy kiểm tra website của bạn đã có những yếu tố chuẩn seo sau đây chưa nhé.

Thế Nào Là Một Website Chuẩn Seo – Website Chuẩn Seo Cần Có Những Yếu Tố Nào?

1. Kiểm tra SSL và https:

  • Nếu kết quả như hình dưới thì SSL của bạn ổn
  • Check https bằng cách thêm các tiền tố sau vào trước tên domain daodulich.com: http và www – Ta sẽ có 4 domain sau và nếu tất cả đều trả về website chính là daodulich.com thì https của bạn đã ổn – http://daodulich.com | www.daodulich.com | https://www.daodulich.com | http://www.daodulich.com

2. Kiểm tra sự tương thích / thân thiện với mobi

  • Kết quả là có tương thích / thân thiện mobi

4. Kiểm tra đã có file robots.txt chưa

  • robots.txt là cửa dẫn cho con bọ của các công cụ tìm kiếm vào cào thông tin trong website của bạn. Nếu không có thì đồng nghĩa là website của bạn đang gặp vấn đề lớn vì không ai vào cào dữ liệu để xếp hạng cả.
  • Check bằng cách thêm tiền tố /robot.txt vào sau tên miền. VD https://daodulich.com/robots.txt
  • Nếu hiển thị như hình dưới là ổn

5. Kiểm tra đã có sitemap_index.xml chưa

  • Vì mình dùng plugin Rankmath nên file sitemap sẽ là sitemap_index.xml, nếu bạn không dùng thì file sitemap sẽ có dạng domain.com/sitemap.xml
  • sitemap_index.xml chính là file chỉ dẫn cấu trúc website, có chỉ dẫn thì các con bọ cào dữ liệu mới dễ dàng cào và đây là điều các công cụ tìm kiếm rất coi trọng.
  • Check tương tự như trên bằng cách thêm hậu tố /sitemap_index.xml vào sau tên miền.

6. Kiểm tra tính phân cấp của cấu trúc website (cấu trúc SILO)

  • Cấu trúc SILO chính là sự phân cấp có định hướng các thư mục dữ liệu trên website của bạn. Các thư mục có nội dung tương tự sẽ được phân cùng 1 nhánh của cấu trúc dữ liệu.
  • Dễ nhận biết nhất là bất kỳ thư mục nào đều chỉ có duy nhất 1 thư mục cha, trừ thư mục gốc cấp cao nhất như trong hình.

7. Kiểm tra độ thân thiện của URL website

  • Một URL được coi là thân thiện nếu các từ được viết không dấu và cách nhau bằng dấu “-” như ví dụ hình dưới (website wordpress)

8. Kiểm tra xem website đã có cấu trúc Schema chưa?

9. Trang 404

  • Là trang sẽ hiển thị khi khách truy cập nhập sai địa chỉ, vd https://daodulich.com/jhaswidyh
  • Nếu không có trang 404 thì truy cập sai địa chỉ sẽ hiện trang trắng báo lỗi và điều này khiến các công cụ tìm kiếm sẽ đánh giá thấp website của bạn.

10. Tối ưu tốc độ tải trang dưới 2s và điểm perfomance >80

  • Theo thống kê của google thì nếu website của bạn thời gian tải trang lớn hơn 2s thì tỉ lệ thoát rất cao dẫn đến điểm hiệu số SEO ảnh hưởng nghiêm trọng
  • Cách tối ưu tốc độ tải trang mình có chia sẻ ở BÀI NÀY:
  • Công cụ check tốc độ website mình hay dùng là https://pagespeed.web.dev/
  • Như hình thì tốc độ cần phải cải thiện. Tốc độ tải trang là 4.4s và perfomance website trên mobi là 35.

11. Kiểm tra website đã có mục lục cho các bài viết chưa?

  • Nếu chưa có bạn có thể thêm vào bằng các plugin có sẵn như Easy Table Of Contents, Fixed TOC…

12. Kết nối Google analytics và search console

  • Google analytics là công cụ phân tích website, giúp bạn phát hiện kịp thời những điểm yếu cần khắc phục trên website.
  • Google search console là công cụ giúp bạn quản lý và phát triển website, phân tích và theo dõi việc lập chỉ mục bài viết. Theo dõi thứ hạng các từ khoá…vv nói chung là rất quan trọng.
  • Trong phạm vi bài này mình chỉ đề cập đến Google, nếu bạn cần thì có thể kết nối với các nền tảng khác cũng tương tự như với Google.

13. Tính năng review bài viết / sản phẩm / trang

  • Bạn có thể dùng Google Review Snippet hoặc KK Staring…

14. Kiểm tra lỗi Footprint

  • Lỗi này hay xảy ra khi bạn xây dựng một hệ thống website vệ tinh để trỏ back link về website chính.
  • Nếu các website vệ tinh trùng IP với website chính thì rất dễ bị Google đánh lỗi Footprint dẫn đến thứ hạng website bị ảnh hưởng.
  • Nếu xây dựng website vệ tinh trùng với IP website chính thì mình thường sẽ làm nội dung sao cho không trùng lặp. VD website chính bán tour du lịch thì website vệ tinh sẽ là blog, là trang thông tin tổng hợp…Tuy nhiên khuyến cáo bạn nên tránh xây website vệ tinh trùng IP website chính (1-2 website vệ tinh trùng thì được, nhiều hơn nên để trên IP khác)

15. Favicon

  • Favicon chính là biểu tượng của website xuất hiện trên trình duyệt, dạng logo thu nhỏ.

16. Kiểm tra link gãy, link không còn tồn tại

  • Mình hay dùng Broken Link Cheker plugin để kiểm tra, hoặc ScreamingFog, SEOquake.
  • Nếu có link gãy thì bạn phải xử lý ngay nhé vì tiêu chí này Google nó phạt rất nặng, thậm chí có thể dẫn đến phạt tác vụ thủ công.
  • Nếu bạn đang cài RankMath như mình thì bạn có thể dùng tính năng direct 301 để điều hướng tất cả những link gãy đến trang chủ hoặc chuyển qua bài có nội dung thay thế.
  • Những link đã xoá không cần khôi phục thì nên vào phần quản trị domain của google (search console) để báo xoá link.

17. Không được sử dụng Flash

  • Hiện tại hầu hết các nền tảng tìm kiếm đều chặn flash, cho nên thật không khôn ngoan nếu bạn sử dụng nó trong website. Hãy bỏ và thay thế bằng các định dạng khác như jpeg, png, svg, webp…

18. Tương thích AMP

  • AMP là viết tắt của Accelerated Mobile Pages, trang web cache dành cho trình duyệt di động.
  • https://search.google.com/test/amp hoặc dùng SEOquake để check cũng được
  • Như hình là trang chưa có AMP. Có thể cài đặt plugin AMP nếu bạn cần.

19. Tích hợp hội thoại tìm kiếm

  • Tiêu chí khá quan trọng để đánh giá của Google search console.

20. Link nội bộ và link in/out

  • Bất kỳ website chuẩn seo nào cũng sẽ có đầy đủ hai yếu tố này. External link là link dẫn đến website khác. Internal link là link kết nối bên trong website và Link in chính là các back link trỏ đến (dẫn đến) website.

21. Tối ưu code

  • Một website chuẩn seo được tối ưu code sẽ được đánh giá cao hơn. Tối ưu code là rút ngắn và loại bỏ những thành phần không cần thiết cho website mà không ảnh hưởng đến việc hoạt động bình thường.
  • Thường tối ưu code chỉ dành cho các coder, tuy nhiên nếu dùng website wordpress thì bạn có thể nhờ sự hỗ trợ từ các plugin.

22. Tiêu đề, từ khoá và mô tả website

  • Khai báo thật đầy đủ tiêu đề, từ khoá và mô tả trang giúp các cỗ máy tìm kiếm hiểu bạn hơn, hiểu bạn cần gì và qua đó nó sẽ đề xuất bạn đúng với nội dung mong muốn.

23. Kiểm tra thẻ H1 và H2

  • Lỗi này rất hay xảy ra nếu các bạn dùng các theme có sẵn và đừng lo vì điều này là bình thường.
  • Bạn có thể dùng ScreamingFog để check cái này nhé
  • Như hình là chưa có H1 nè.

24. Check Gzip

  • Gzip là công cụ nén dữ liệu website, giúp cải thiện tốc độ.
  • Nếu kết quả như hình dưới thì chúc mừng bạn đã có Gzip

25. Trang tác giả

  • Là trang hiển thị thông tin tác giả bài viết, chủ sở hữu sản phẩm…vv

26. Tạo back link trên các trang thương hiệu

  • Khai báo bộ công thương, những trang vàng …vv để tạo back link chất lượng cho website.

27. Nhất quán về nội dung website

  • Nhất quán về nội dung website chính là nội dung sản phẩm bài viết của bạn phải cùng chủ đề hoặc cùng là những chủ đề có liên quan đến nhau. Vd website mỹ phẩm thì chỉ nên đăng những bài kiểu review mỹ phẩm, hướng dẫn sử dụng mỹ phẩm, thông tin về các brand sự kiện mỹ phẩm…

28. Đa dạng content

  • Đa dạng content chính là website phải có đủ hình ảnh video biểu đồ bảng …vv nói chung là tất cả định dạng được hỗ trợ thì nên có.

29. Thường xuyên cập nhật nội dung / bài viết / sản phẩm

  • Không cần cập nhật nhiều nhưng cần thường xuyên và đều đặn 1 khung giờ nhất định.

30. Cập nhật code website

  • Thường xuyên kiểm tra và cập nhật các phiên bản mới nhất của theme và plugin.

Kết

5/5 - (1 bình chọn)

Viết một bình luận