Sự Bành Trướng Của Temu – Ứng Dụng Mua Sắm Online Trung Quốc

Sự kiện của Temu trong những ngày qua đã dấy lên những tranh luận sôi nổi. Với cá nhân mình thì vẫn quen với câu “hàng shopee” để chỉ những thứ mua online với giá rẻ và đương nhiên tiền nào của nấy chất lượng cũng khó kiểm chứng.


Nguồn Gốc Của Temu:

  • Temu là nền tảng mua sắm trực tuyến toàn cầu do công ty PDD Holdings của tỉ phú Trung Quốc Colin Huang đồng sáng lập Pinduoduo. Colin Huang cũng nằm trong top tỉ phú giàu nhất Trung Quốc với khối tài sai ước tính hơn 40 tỉ usd.
  • Đây thực chất là phiên bản quốc tế của ứng dụng mua sắm Pindoudou. Được ra mắt thị trường Mỹ vào năm 2022. Sau 2 năm ra mắt đã phát triển ở các thị trường Châu Mỹ La Tinh, Châu Âu và nửa cuối 2024 chính thức bước chân vào thị trường Việt Nam.


Temu Là Sàn Thương Mại Điện Tử Hay Ứng Dụng Mua Sắm Online:


Ở một khía cạnh nào đó thì cả 2 ý trên đều đúng nhưng với mình thì sàn thương mại điện tử phải có giấy phép đăng ký kinh doanh tại Việt Nam, điều mà Temu không có. Vậy ý thứ 2 mới là chính xác, Temu có thể coi là ứng dụng mua sắm online xuyên biên giới.
Sự Bành Trướng Của Temu Bắt Nguồn Từ Đâu?
Theo ý kiến cá nhân của mình thì sự thành công của Temu bao gồm những yếu tố sau:

  • Giá rẻ, mẫu mã đa dạng
  • Phí ship rẻ hoặc free ship, ship rất nhanh (logistic của Trung Quốc số 2 không ai dám nhận số 1)
  • Hàng rào thuế quan và quy định miễn thuế trên các sàn TMĐT là khe cửa hẹp mang lại thành công cho Temu. Ví dụ ở thị trường Mỹ có quy định miễn thuế thương mại đối với các gói hàng có giá nhỏ hơn 800 usd.
  • Tại Việt Nam quy định những sản phẩm có giá trị dưới 1tr vnđ giao dịch qua sàn TMĐT và được chuyển phát nhanh thì sẽ không bị đánh thuế VAT.
  • Temu nắm bắt thị hiếu của khách hàng rất nhanh và đưa ra những quảng cáo chính xác đến tệp khách hàng. Mình xem rất nhiều quảng cáo của Temu trong thời gian gần đây và nhận thấy họ làm content thật sự xuất sắc.
  • Yếu tố cuối cùng chính là sự đánh tráo khái niệm về giá và dịch vụ chuyển phát nhanh. Temu tạo ra cảm giác giá tốt hơn so với các sản phẩm cùng loại ở các sàn TMĐT khác bằng cách nâng giá sản phẩm sau đó áp khuyến mại khủng vào. Một điều nữa mình nhận thấy là với hứa hẹn giao hàng nhanh của Temu cũng bị vi phạm liên tục mặc dù Temu hứa bồi thường 25.000 vnđ cho mỗi đơn hàng giao trễ. Mình đã thử đặt một đơn hàng với thời gian giao hàng dự kiến là 5-7 ngày kể từ khi đặt hàng nhưng phải đến hơn 2 tuần sau thì mình mới nhận được hàng, đặt 3 sản phẩm khác nhau thì chỉ giao 2 vì lý do abc gì đó.


So sánh Temu, Tiki, Lazada, Shopee:

Các sàn TMĐT / ứng dụng mua hàng online nổi tiếng có lượng giao dịch lớn hiện nay ở Việt Nam phải kể đến Tiki, Lazada và Shopee. Tất nhiên cũng có những ứng dụng khác nhưng mình sẽ không đề cập đến trong phạm vi bài này.

  • Trong các sàn TMĐT / ứng dụng mua hàng online thì số 1 tại Việt Nam theo mình là Shopee > Lazada > Tiki. Temu tuy mới thâm nhập vào thị trường có vài tháng nhưng cũng đã có được gần 100k lượt sử dụng ứng dụng để mua hàng.
  • So sánh về giá thì theo cá nhân mình vẫn xếp Shopee ở vị trí số 1 sau đó là Temu > Lazada > Tiki
  • So sánh về lượt mua hàng số 1 vẫn là Shopee, thứ 2 là Lazada > Temu > Tiki
  • So sánh về độ tin tưởng của khách hàng đối với sản phẩm thì số 1 là Tiki, thứ 2 là Lazada > Shopee > Temu
  • So sánh trải nghiệm giao hàng theo cam kết số 1 là Tiki, thứ 2 là Lazada > Shopee > Temu
  • So sánh Affiliate về số lượng các sản phẩm tiếp thị liên kết thì Shopee vẫn là số 1 nhưng Temu đang tạo một trend affiliate rất thành công với các điều kiện điều khoản được nới lỏng, hay nói cách khác không gắt như Shopee. Tiki và Lazada cũng có chương trình tiếp thị liên kết nhưng không thực sự thu hút lắm, theo mình cũng do chính sách giá và mục tiêu phát triển của từng công ty.


Thách Thức Mà Temu Đang Gặp Phải Là Gì?


Temu hiện tại gặp 2 thách thức lớn:

  • Vấn đề thuế và bảo hộ của các chính phủ để bảo vệ các sàn TMĐT nội địa. Điều này cũng hợp lý bởi hành lang pháp lý hiện nay với vấn đề miễn thuế không còn phù hợp. Quốc hội Việt Nam đang đề xuất bãi bỏ việc miễn thuế đối với hàng hoá có giá trị dưới 1tr giao dịch qua các sàn TMĐT.
  • Tâm lý người tiêu dùng đối với sản phẩm của Temu chưa thực sự tốt, vẫn có những quan niệm của rẻ là của ôi…
  • Chính sách đổi trả và vận chuyển hàng cũng là điểm trừ khi cam kết nhưng không thực hiện đúng.
  • Một điểm trừ nữa là không có thanh toán linh hoạt, chỉ cho thanh toán khi mua hàng chứ không có tuỳ chọn thanh toán khi nhận hàng (COD).
  • Với việc phải thanh toán ngay khi mua hàng đồng nghĩa với việc phải điền thông tin thẻ, thông tin cá nhân…cũng làm dấy lên sự lo ngại ở một mức nào đó.

Kết Luận:

Một cá nhân không thể nào đánh giá chiến lược chính sách của cả một công ty lớn được, mình chỉ mong ứng dụng sẽ cải tiến các vấn đề mà dư luận và người tiêu dùng đang quan tâm. Mình tin rằng họ sẽ cải thiện dần dần.

Thông tin hỗ trợ về bài viết hoặc liên hệ tác giả https://nguyenthanhcong.name.vn/lien-he/

Link nhóm về Affiliate: https://www.facebook.com/groups/707164324562919/

5/5 - (1 bình chọn)
CEO & Founder at Media24h | Website | + posts

Tôi là freelancer với sở thích viết lách, du lịch và chụp ảnh. Hi vọng những chia sẻ của tôi hữu ích với bạn.
Góp ý về bài viết vui lòng liên hệ qua [email protected]

Viết một bình luận